Tin Tức

Trong lĩnh vực điện công nghiệp, để đáu nối dây cáp vào cac thiết bị điện, thiết bị đóng cắt. Chúng ta thường hay dùng Đầu Cos.

Có rất nhiều loại đầu Cos khác nhau, vì vậy chúng ta nên tìm hiểu trước khi lựa chọn loại nào cho phù hợp vời yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra chúng ta cũng nên quan tâm đến chất lượng đầu cos.

Cos Đồng Đỏ DT chúng tôi cung cấp là sản phẩm là loại sản phẩm được gia công Đúc nguyên khối. vì vậy sẽ tăng độ tiếp xúc và dẫn điện giữa các thiết bị đầu nối.

Dưới dây là một số quy cách Cos Đồng Đỏ để quý khách tham khảo.

Vui lòng liên hệ để nhận báo giá tốt nhất

Ms Nhung: 0907 764 966 (Mobile/Zalo)

Email: [email protected]

Đầu Cos DT (Cos Đồng Đỏ hay Cos Đúc) là một loại phụ kiện dùng để nối dây với thiết bị không thể thiếu trong việc thi công kỹ thuật điện . Cos DT (Cos Đồng Đỏ) được dùng cho những công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao

Các loại Cos DT (Cos Đồng Đỏ) được sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Các loại Cos SC thông dụng là:

  • Cos DT 6.0 
  • Cos DT 10
  • Cos DT 16
  • Cos DT 25
  • Cos DT 35
  • Cos DT 50
  • Cos DT 75
  • Cos DT 95
  • Cos DT 120
  • Cos DT 150
  • Cos DT 185
  • Cos DT 240
  • Cos DT 300
  • Cos DT 400 trở lên vui lòng liên hệ để nhận thông tin sản phẩm)

Sản phẩm Cos DT chúng tôi cung cấp chủ yếu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cân. Các khu vực xa hơn (miền Trung hoặc miền Bắc vui lòng liên hệ )

Quý khách có nhu cầu về các loại Cos DT (Cos Đồng Đỏ) vui lòng liện hệ:

Công Ty TNHH CN & DV Hành Tinh

54 Châu Vĩnh Tế, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

[email protected]

0907 764 966 – Ms Nhung

 

Đầu Cos SC là một loại phụ kiện không thể thiếu trong quá trình đi dây và đấu nối thiết bị . Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại đầu Cos SC (Cos Đồng) cho công trình và nhà máy.

Các loại Cos SC được sản xuất tại Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các loại Cos SC thông dụng là:

  • Cos SC 4.0
  • Cos SC 6.0 
  • Cos SC 10
  • Cos SC 16
  • Cos SC 25
  • Cos SC 35
  • Cos SC 50
  • Cos SC 75
  • Cos SC 95
  • Cos SC 120
  • Cos SC 150
  • Cos SC 185
  • Cos SC 240
  • Cos SC 300
  • Cos SC 400 trở lên vui lòng liên hệ để nhận thông tin sản phẩm)

Sản phẩm Cos SC chúng tôi cung cấp chủ yếu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cân. Các khu vực xa hơn (miền Trung hoặc miền Bắc vui lòng liên hệ )

Quý khách có nhu cầu về các loại Cos SC (Cos Đồng) vui lòng liện hệ:

Công Ty TNHH CN & DV Hành Tinh

54 Châu Vĩnh Tế, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

[email protected]

0907 764 966 – Ms Nhung

 

 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay người được lợi nhiều nhất là người sử dụng với nhiều thiết bị ngày càng thông minh và hữu ích. Trong các thiết bị chiếu sáng chúng ta dần dần thấy được đèn led đang dần chiếm vị trí của đèn huỳnh quang và đèn compact bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho người sử dụng.

Đèn led đang dần chiếm vị trí trong lòng người sử dụng

Theo các kết quả nghiên cứu đèn LED tiết kiệm khoảng 90% so với đèn sợi đốt và 50% điện năng tiêu thụ so với đèn compact, có thể đạt được điều này do hệ số công suất đạt 0.97 trong khi các loại đèn truyền thống chỉ đạt 0.1 – 0.5. Bên cạnh đó, hệ thống tản nhiệt độc đáo còn giúp giảm công suất điều hòa nhiệt độ. Việc này đồng nghĩa người tiêu dùng tiết kiệm đến 2 lần khi sử dụng  thay các loại đèn khác.

Ánh sáng đèn LED có nhiệt độ màu 3000K và 5300K hoàn toàn phù hợp sử dụng cho mọi không gian chứ không riêng cho không gian gia đình. Ngoài ra, bóng đèn LED không nhấp nháy trong quá trình thắp sáng nên không gây hại cho mắt, các sản phẩm còn có biện pháp chống chói tối đa nhằm bảo vệ mắt. Và một điều quan trọng, thiết bị điện chiếu sáng này nó không chứa các chất độc hại (thủy ngân, chì, Camium) và tia bức xạ nên  sẽ an toàn hơn cho người sử dụng, đặc biệt là các em nhỏ.

So với các đèn compact, hiệu quả năng lượng đạt được đến 70%. Bên cạnh đó, độ suy giảm quang thông của đèn compact rất nhanh, đảm bảo tuổi thọ 50.000 giờ theo tiêu chuẩn L70, tức là sau 50.000 thì lượng quang thông còn lại là 70%.

Bên cạnh đó, việc thay thế đèn LED vô cùng đơn giản, đối với các loại đèn dùng các chuẩn đuôi E27, E40 thì có thể thay thế trực tiếp đèn LED. Đối với đèn  dạng tube, cũng có nhiều sản phẩm đèn LED thay thế tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.

Một thực tế là giá thành vẫn còn cao, tuy nhiên người dùng nên nghĩ đến 2 yếu tố sau trước khi quan tâm đến giá thành sản phẩm của đèn LED chất lượng:

– Lợi ích lâu dài mà nó mang lại: tuổi thọ đạt đến 50.000 giờ, tương đương khoảng 12 năm (nếu sử dụng chiếu sáng 12 giờ/ngày). Đồng thời giúp tiết kiệm toàn bộ chi phí bảo trì bảo dưỡng  trong suốt thời gian sử dụng.

– Lợi ích sức khỏe mà đèn LED mang lại: không chứa chất độc hại và các tia bức xạ nên rất có lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt các cháu nhỏ.

Ngoài những ưu điểm kể trên, đèn led còn đem lại một số hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội nổi trội so với các loại đèn huỳnh quang và compact khác.

_ Đèn led tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị đèn chiếu sáng khác do đèn led có cấu trúc tương tự như bóng đèn tròn nhưng không có dây tóc ở giữa, đèn led có nhiệt độ làm việc thấp hơn đèn huỳnh quang từ 13 – 250 độ C. Đèn led cũng tạo ra nhiều ánh sáng hơn so với các loại đèn khác.

_ Đèn led không chứa các chất độc hại, đèn led giúp giảm 80% lượng phát thải khí CO2, do những ưu điểm đó mà đèn led vừa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng vừa thân thiện với môi trường.

_ Do có những ưu điểm vượt trội về nguyên lý phát sáng như vậy mà đèn LED đã mang lại những lơi ích thiết thực cho người sử dụng và cộng đồng như: thân thiện với môi trường do đèn led giảm lượng khí thải CO2,đèn led không sử dụng thuỷ ngân và tối thiểu hoá lượng rác thải ra môi trường; giảm áp lực nguồn cho ngành điện do đèn led tiết kiệm điện năng. Bên cạnh đó, đèn LED rất an toàn cho người sử dụng, giảm nguy cơ cháy nổ và không gây nhức mỏi mắt do được tối thiểu hoá tia cực tím và bức xạ hồng ngoại, không nhấp nháy.

sử dụng đèn led ngoài những ưu điểm trên bạn sẽ còn thấy được nó tôn lên vẻ sang trọng cho ngôi nhà của bạn. Với những bước tiến mà đèn led thu được trong tương lai có thể khó mà có mẫu đèn nào khác thay thế được chúng.

Contactor là gì?

Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,… thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

 

Contactor - Khởi động từ

Hình ảnh: Contactor – Khởi động từ S-T50 của Mitsubishi

 

Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại contactor điện từ. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến contactor đóng ngắt theo cơ chế điện từ.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor:

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:

1. Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm;  Lõi sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

2. Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

3. Hệ thống tiếp điểm: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ

•        Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.

•        Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.

 

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

 

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor - Khởi động từ

Hình ảnh: Cấu tạo Contactor – Khởi động từ

 

Nguyên lý hoạt động của contactor như sau: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.

Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

Thông số cơ bản của Contactor:

 

– Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch dẫn điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.

– Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.

– Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.

– Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. Thường giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

– Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.

– Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại thường có độ bền điện vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.

Phân loại Contactor:

 

Có nhiều cách phân loại contactor:

– Theo nguyên lý truyền động: Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực,… Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ.

– Theo dạng dòng điện: Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

– Theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (như bảng điện ở gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (ví dụ buồng tàu điện).

– Theo dòng điện định mức: Contactor 9A, 12A, 18A,…. 800A hoặc lớn hơn.

– Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Phổ biến nhất là contactor 3 pha.

– Theo cấp điện áp: Contactor trung thế, contactor hạ thế.

– Theo điện áp cuộn hút: Cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,… cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,…

– Theo chức năng chuyên dụng: Một số hãng chế tạo contactor chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù ví dụ contactor chuyên dùng cho tụ bù của hãng Schneider,…

 

Ưu điểm của Contactor:

 

Kích thước nhỏ gọn có thể tận dụng khoảng không gian hẹp để lắp đặt và thao tác mà cầu dao không thực hiện được. Điều khiển đóng cắt từ xa có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài nên an toàn tuyệt đối cho người thao tác với hệ thống điện, thời gian đóng cắt nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định,… vì những ưu điểm trên contactor được sử dụng rộng rãi để điều khiển đóng cắt trong mạch điện hạ áp đặc biệt sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp.

 

Ứng dụng của Contactor:

 

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.

Contactor (Khởi động từ) kết hợp Rơ le nhiệt điều khiển động cơ

Hình ảnh: Contactor (Khởi động từ) kết hợp Rơ le nhiệt điều khiển động cơ

 

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến. Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:

– Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp. Contactor được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.

– Contactor khởi động sao – tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.

– Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.

– Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng rơ le thời gian hoặc PLC để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt đèn theo giờ quy định.

 

Cách chọn Contactor:

 

Lựa chọn contactor cho động cơ:

 

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P , Cosphi

–  Iđm = Itt x 2

–  Iccb = Iđm x 2

–  Ict   = (1.2 – 1.5) x Iđm

Ta tính toán trong ví dụ cụ thể như sau:

Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:

Iđm = P / (1.73 x 380 x 0.85) ở đây hệ số cosphi là 0.85.

Ta tính được: Iđm = 3000 / (1.73 x 380 x 0.85) = 5.4 A

Ict = (1.2 – 1.4) Iđm.

Ta tính được: Ict = 1.4 x 5.4 = 7.56A

Nên chọn Contactor có dòng lớn hơn dòng tính toán.

Có thể chọn contactor 9A của LS (MC-9b), Mitsubishi (S-T10),…

Chọn contactor cho động cơ phải lưu ý đến điện áp cuộn hút và tiếp điểm phụ.

Lựa chọn contactor cho tụ bù:

 

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho tụ bù ta phải dựa vào dòng điện định mức của tụ bù.

Ví dụ tụ 3 pha 415V 50kVAr có dòng định mức 69.6A.

Chọn contactor lớn hơn từ 1.2 lần dòng định mức của tụ = 6.9.6A x 1.2 = 83.52A.

Có thể chọn contactor 85A của LS (MC-85a), 100A của Mitsubishi (S-T100),…

Chọn contactor dòng cao thì tốt hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn, kích thước lớn hơn sẽ mất nhiều không gian lắp đặt.

Ngoài ra phải lưu ý điện áp cuộn hút, Contactor dùng cho tụ bù có thể dùng 2 loại cuộn hút 220VAC hoặc 380VAC, dùng nhiều nhất là loại Contactor cuộn hút 220VAC.

 

Tham khảo một số dòng Contactor thông dụng:

 

 

Contactor (Khởi động từ) LS:

Contactor LS - Khởi động từ LS

 

Contactor (Khởi động từ) Mitsubishi:

 

Khởi động từ Mitsubishi, Contactor Mitsubishi Nhật Bản

 

 

Contactor (Khởi động từ) Schneider:

 

 Thiết bị điện Schneider - Contactor (Khởi động từ) Schneider

 

Chào mừng Quý khách hàng đến với website giới thiệu sản phẩm đầu Cos và phụ kiện của: www.dienhathe.com
Chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm đầu Cos như: Cos Đồng, Cos Đồng Nhôm, Cos Nhôm, Cos Tín Hiệu, và các loại phụ kiện tủ bảng khác tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Các sản phẩm Đầu Cos Tiêu Biểu mà chúng tôi cung cấp:
+Cos Đồng: Cos SC, Cos Đồng Đỏ (Cos Đúc), Cos Đồng Nhôm, Cos Tín Hiệu(RV,SV)
+Cos Nhôm và phụ kiện
+Các loại ống nối: Nối Đồng, Nối Nhôm, Nối có bọc nhựa.
+Các Loại Phụ Kiện Tủ Bảng Khác.
* Ngoài ra chúng tôi còn thi công tủ điện công trình, nhà máy, xí nghiệp, lắp đặt tủ bảng điện các loại,..
Điện Hạ Thế.Com cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và các sản phẩm tốt nhất đến khách hàng.
Các sản phẩm Điện Công Nghiệp khác vui lòng liên hệ: 0907 764 966 – Ms Nhung

+ Đầu Cos Giá rẻ khu vực TP.Hồ Chí Minh

+ Đầu Cos Giá rẻ

+ Đầu Cos khu vực TP.Hồ Chí Minh.